Tiếng Anh Wonders – Hệ thống trường Vietschool
Các khóa học đã đăng ký

Tiếng Anh Wonders

“Giới hạn về ngôn ngữ chính là giới hạn về nhận thức, về thế giới” – Ludwig Wittgenstein. Hàng chục nghiên cứu đã cho rằng trong nhiều cách khác nhau, việc học hai ngôn ngữ ở độ tuổi còn nhỏ giúp cải thiện khả năng nhận thức, não bộ dễ thích nghi hơn với việc chuyển đổi giữa các nhiệm vụ, đồng thời giúp trẻ tập trung khi đang ở trong môi trường ồn ào và ghi nhớ mọi thứ.

Giáo trình Wonders – NXB McGraw-Hill giúp học sinh học tiếng Anh như một ngôn ngữ, chứ không phải học tiếng Anh chỉ để nói được một ngoại ngữ. Nghĩa là, học sinh học như tiếng mẹ đẻ, tiếp nhận một cách vô thức, không bị các khái niệm đúng – sai gò bó. Tâm lý học thoải mái, tự chủ trong việc học và học mọi lúc mọi nơi bằng nhiều kênh hoặc nhiều cách thức khác nhau. Giúp học sinh có thế mạnh trong giao tiếp, cách phát âm chuẩn, khả năng dùng từ chính xác với hoàn cảnh, tạo phản xạ, xử lí các tình huống giao tiếp khác nhau. Việc cải thiện vốn từ tiếng Anh không bị đặt nặng, thay vào đó sẽ được thường xuyên bổ sung qua các tình huống đời sống.

Giáo trình Wonders giúp học sinh học tiếng Anh như một ngôn ngữ, chứ không phải học tiếng Anh chỉ để nói được một ngoại ngữ

Wonders được coi là bộ sách “đầu lòng” cho hàng vạn trẻ em nước Mỹ, tập hợp những bài học, bài đọc hiểu dưới nhiều hình thái văn học (truyện, tiểu thuyết, thơ ca, xã luận…) về nhiều chủ đề từ văn học, khoa học, xã hội đến các vấn đề cuộc sống xung quanh giúp các bạn nhỏ đến gần hơn với ngôn ngữ.

McGraw-Hill tích hợp nhiều ý tưởng và tài liệu giảng dạy theo từng cấp độ, học sinh tăng khả năng tự suy nghĩ biện luận, nhìn vấn đề đa dạng, nhiều chiều, tạo thói quen tư duy phản biện cho các em học sinh.

Giáo trình Wonders được thiết kế đồng bộ, lồng ghép khéo léo và kết hợp đầy đủ, khoa học từ sách học sinh, sách giáo viên, sách bài tập, sách đọc bổ trợ kiến thức cho học sinh, bộ đề kiểm tra theo tuần/bài/cuối kỳ/cuối năm để hướng học sinh theo học đạt được chuẩn Common Core State Standards của Mỹ.

1. Tạo hứng thú thông qua học tập trải nghiệm

Giáo trình Wonders cung cấp hướng dẫn đặc biệt để tạo ra trải nghiệm học tập, làm tăng sự tham gia của học sinh, xây dựng kỹ năng ngôn ngữ và tạo hứng thú học tiếng Anh cho các bạn nhỏ.

Bộ giáo trình Wonders được thiết kế gồm 6 Unit, mỗi Unit tương ứng với một chủ đề lớn, gồm 5 bài học và 1 bài ôn tập. Ví dụ, Unit 1 với chủ đề “Điều gì đã làm bạn trở nên đặc biệt”, học sinh sẽ đi tìm hiểu về bản thân mình thông qua 5 phần học: Ở trường, cuộc sống xung quanh, vật nuôi, cách kết bạn, cơ thể bạn di chuyển như thế nào?

Trước khi giới thiệu một chủ đề, Wonders đưa học sinh đến với những video mà trong đó, học sinh sẽ hiểu rõ hơn về những gì mình sắp được biết. Cụ thể, với chủ đề “Động vật có thể giúp đỡ nhau như thế nào?”, học sinh được xem video về “tình bằng hữu” của các loài động vật, các em nhìn thấy chim bắt chấy rận cho con trâu và điều đó giúp con trâu sạch sẽ hơn, tôm ăn ký sinh trùng trong miệng cá để vệ sinh cơ thể cho cá…

Hay với chủ đề “Cơ thể của động vật hỗ trợ bản thân nó như thế nào?”, học sinh xem video và thấy rằng hươu cao cổ có chiếc cổ cao để ăn được lá ở trên cây cao, con voi có cái vòi rất dài để ăn uống và lấy thức ăn, rùa có mai cứng và nhím có những chiếc gai sắc nhọn để bảo vệ nó khỏi những loài động vật khác. Với cách dạy trực quan bằng video như vậy kích thích học sinh chủ động tham gia học ngôn ngữ hơn, nắm bắt từ vựng và hiểu về một chủ đề nhanh nhất.

Wonders tạo hứng thú học tiếng Anh cho học sinh thông qua trải nghiệm

Bên cạnh đó, mỗi từ vựng mới mà bài học nhắc đến đều được giới thiệu gắn với một ngữ cảnh nhất định và nằm trong một câu cụ thể. Chẳng hạn, khi nói về Swim (bơi), Wonders cung cấp cho học sinh hình ảnh con cá đang bơi và đặt từ vựng Swim vào một bài hát vui vẻ, thú vị. Như vậy, học sinh được tiếp thu từ vựng mới theo cách tự nhiên nhất và biết cách sử dụng chính xác từ đó.

Ngoài ra, giáo trình Wonders cũng thiết kế các thẻ từ vựng trực quan, thẻ ngôn ngữ nói và bộ phát triển ngôn ngữ (bảng chữ cái, mô hình viết…) giúp trẻ dễ dàng tiếp thu từ mới và ghi nhớ lâu hơn.

2. Phát triển đọc hiểu – giao tiếp – viết toàn diện

Nội dung bài học và các phương pháp giảng dạy trong giáo trình Wonders sẽ hướng đến việc giúp học sinh có khả năng sử dụng tiếng Anh toàn diện, làm chủ ngôn ngữ chứ không chỉ dừng ở việc dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Điều này có nghĩa là trẻ được tập trung phát triển đồng đều 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết, trong đó chú trọng vào cảm thụ văn học, giúp trẻ học được văn phong và cách tư duy như người bản ngữ, có khả năng sử dụng tiếng Anh để nghiên cứu hoặc học các môn khác.

Không những thế, việc sở hữu nền tảng tiếng Anh căn bản theo tiêu chuẩn quốc tế còn đảm bảo học sinh sẵn sàng với các cơ hội trải nghiệm giáo dục tại nước ngoài ngay khi có cơ hội.

Phát âm chuẩn, đọc hiểu tốc độ

Học tiếng Anh theo giáo trình Wonders, học sinh có một lộ trình phát âm và đọc hiểu bài bản như người Mỹ. Sách đọc chia theo từng giai đoạn với ngữ liệu ngôn ngữ về từ vựng, ngữ pháp tương đương với trình độ của học sinh mỗi cấp lớp. Mục tiêu cuối cấp tiểu học, các em có thể phát âm chuẩn, đọc tốc độ và hiểu những văn bản phức tạp.

- Học đánh vần trong Wonders được gọi là “Phonics”, học sinh tập đọc và làm quen với các chữ cái giống như cách học của người bản ngữ. Các em khớp những âm thanh đã biết với mặt chữ chưa biết để học đọc thay vì biết mặt chữ trước khi biết cách phát âm. Cách học này giúp học sinh nói tiếng Anh theo thói quen và theo đôi tai nhiều hơn so với mặt chữ. Vì vậy, khi gặp một từ mới hoàn toàn, trẻ vẫn có thể phát âm một cách chính xác. Để giúp học sinh phát âm chuẩn, Wonders đã thiết kế nhiều tài liệu hỗ trợ như bản phát âm chậm một từ, nhận biết từ đồng âm, các video hoặc bộ phim bằng tiếng Anh…

- Đọc tốc độ cũng là một trong những điểm mà bộ giáo trình Wonders chú trọng để học sinh đọc văn bản nhanh hơn, tăng phản xạ giao tiếp. Với khối lớp 1, các em đạt tốc độ đọc 23 từ/phút (cuối kỳ 1) và tăng lên 53 từ/phút (cuối kỳ 2). Tương tự, học sinh lớp 2, tốc độ đọc tương ứng 72 từ/phút (cuối kỳ 1) và tăng lên 89 từ/phút (cuối kỳ 2)…

Video về hướng dẫn học sinh đọc một văn bản ngắn

Hơn thế, Wonders thiết kế chương trình đọc hiểu riêng biệt giúp học sinh biết cách đọc hiểu văn bản phức tạp, tác phẩm văn học thú vị và những văn bản thông tin. Đây là cách để các em đọc hiểu sâu, trau dồi kiến thức về văn học, xã hội.

Đọc hiểu văn học thú vị: Những câu chuyện phiêu lưu và tưởng tượng sẽ đưa học sinh đến những thế giới mới. Thông qua những bài thơ và truyện dân gian, các em có thể khám phá bất kì kỳ quan mới nào mà không bị vấp phải rào cản ngôn ngữ.

Đọc hiểu văn bản thông tin: Đọc hiểu văn bản thông tin mở ra thế giới khoa học và nghiên cứu xã hội cho học sinh. Các em đọc về những người dũng cảm, thế giới động vật đa dạng, tìm hiểu một số sự thật đáng ngạc nhiên.

Đọc hiểu văn bản phức tạp: Wonder hướng dẫn học sinh cách đọc hiểu một văn bản phức tạp dựa trên từ vựng, kết nối ý tưởng, tính năng văn bản, cấu trúc văn bản.

+ Từ vựng: Khi học sinh không biết một từ, các em sẽ biết cách tìm kiếm manh mối ở bối cảnh câu hoặc sử dụng từ điển để tra cứu.

+ Kết nối ý tưởng: Học sinh kết nối các ý tưởng từ một phần của văn bản với một phần khác để hiểu rõ hơn về văn bản.

+ Tính năng văn bản: Học sinh có thể căn cứ vào hình ảnh, bản đồ hoặc sơ đồ có trong văn bản để hiểu nội dung.

+ Cấu trúc văn bản: Khi học sinh biết cách tổ chức một văn bản sẽ giúp cho các em hiểu những gì mình đang đọc.

Giao tiếp linh hoạt, thông minh và thành thạo

Chương trình Wonders cung cấp vốn từ vựng đa dạng, kiến thức về các văn bản khoa học – văn học – thông tin xã hội, thiết kế những cuộc trò chuyện hợp tác để học sinh có cơ hội luyện tập nghe và nói thường xuyên, phát triển khả năng giao tiếp tiếng Anh thành thạo.

Học tập theo tình huống: Học sinh được tham gia vào một cuộc nói chuyện ngắn bằng tiếng Anh với nhiều chủ đề khác nhau. Sẽ có một vài người kể chuyện và một số bạn đóng vai vào các nhân vật trong câu chuyện đó. Việc này đảm bảo học sinh luôn thực hành nói sau khi học một cấu trúc cụ thể, đồng thời tăng phản xạ giao tiếp nhanh và chính xác.

Đặt câu hỏi: Học sinh tạo thành cặp hoặc các nhóm nhỏ, liên tục đặt ra câu hỏi và trả lời các câu hỏi ấy cùng nhau. Ví dụ như “Cậu thích quả việt quất hay dưa hấu hơn?”. Cách này giúp học sinh tự tin và bớt nhút nhát trong cuộc sống giao tiếp thường ngày. Đồng thời dạy cho học sinh biết làm thế nào để so sánh và đối chiếu, giải thích cho sự lựa chọn của mình.

Video hoạt hình nhanh về làm cách nào để dạy học sinh cách đặt câu hỏi suy luận?

Học tập theo dự án: Việc tham gia vào các dự án học tập theo chủ đề dạy cho học sinh biết cách làm thế nào để đưa ra và bảo vệ lập luận, thảo luận về nguyên nhân và kết quả, sắp xếp trình tự, đưa ra yêu cầu và ghép nối dẫn chứng thông qua các kiến thức đã được học trước đó.

Giáo trình Wonders không tập trung quá nhiều vào những chi tiết cơ bản mà chưa chắc đã thật sự hữu dụng như học nói màu sắc, nói giờ, làm thế nào để chia động từ sang thì quá khứ… Thay vào đó, Wonders chú trọng vào việc giảng dạy các cấu trúc chuyên sâu mà người bản ngữ sử dụng, chứ không chỉ tập trung vào những từ đơn giản.

Hơn nữa, giáo trình này cũng yêu cầu học sinh sử dụng các từ khó hơn như “prefer” hay “scrumptious”, thay vì những từ đơn giản như “like” và “good”. Đồng thời, Wonders kết nối học sinh với các kiến thức khoa học, lịch sử, xã hội để giúp trẻ tư duy ngôn ngữ sâu sắc và giao tiếp tiếng Anh thành thạo hơn các bạn cùng trang lứa.

Ngoài ra, chương trình Wonders còn tích hợp nhiều tựa game học tiếng Anh mang tính tương tác trực tiếp, sử dụng trên tài khoản riêng của mỗi học sinh, tạo điều kiện để các em học tiếng Anh tại nhà chủ động và hiệu quả.

Hoàn thiện kỹ năng viết văn bản, viết văn, bài luận

Viết văn bản, viết văn và bài luận là kỹ năng bắt buộc để phục vụ cho học thuật và công việc sau này. Viết không đơn giản là cầm bút và viết ra những gì mình đang suy nghĩ mà cần có sự nghiên cứu và rèn luyện để bài viết có chiều sâu, thuyết phục và đi vào lòng người. Wonders sẽ giúp học sinh trau dồi kỹ năng viết với phần Grammar and Writing.

Viết văn bản: Wonders đưa ra chủ đề cụ thể và một đoạn văn bản của học sinh viết. Trong đó, liệt kê cấu trúc câu, động từ đã được sử dụng đúng cũng như dẫn chứng cho bài viết.

Ví dụ, với chủ đề “Một số điều tốt và xấu khi trở thành một con cá lớn là gì?”. Wonders đưa ra đoạn văn bản học sinh Andrew viết: “Trở thành một con cá lớn sẽ có một số điều tốt và những điều xấu. Tôi nghĩ rằng thật tốt khi trở thành một con cá lớn bởi vì nó an toàn hơn là một con cá nhỏ. Những con cá khác sợ một con cá lớn. Khi những con cá khác nhìn thấy một con cá lớn, chúng không dám ăn nó. Nhưng là một con cá lớn cũng có thể là xấu. Một con cá lớn bơi một mình phải tự tìm kiếm thức ăn. Trong khi nhiều con cá nhỏ bơi cùng nhau, chúng có nhiều đôi mắt để tìm kiếm được nhiều thức ăn hơn”. Trong bài viết này, Andrew sử dụng dẫn chứng “Con cá nhỏ không thể ăn con cá lớn”.

Sau đó, Wonders đưa ra yêu cầu: “Đến lượt bạn. Theo bạn, một số điều tốt và điều xấu khi trở thành một con cá nhỏ là gì? Sử dụng bằng chứng văn bản trong câu trả lời của bạn”.

Video hoạt hình nhanh giới thiệu về cấu trúc văn bản một cách thú vị và hấp dẫn

– Tập làm văn: Học sinh làm quen với những tác phẩm văn học hoặc những câu chuyện hay… Từ đó, các em cảm thụ được các thể loại văn học cũng như phong cách hành văn khác nhau. Điều này giúp các em bổ sung vốn từ, biết được nhiều cấu trúc câu mới và rèn luyện lối viết văn sáng tạo, hấp dẫn, là nền tảng cho hoạt động viết bài luận sau này.

Viết thư là bước đầu để học sinh rèn luyện khả năng văn chương của mình. Wonders cung cấp chủ đề “Làm thế nào để chúng ta có thể làm việc và sống tốt hơn bằng cách sử dụng máy tính và các công cụ khác”. Để học sinh hiểu về chủ đề này, Wonder kể câu chuyện về cách các công cụ viết bị lãng quên phối hợp với nhau để hữu ích trở lại với một cô gái tên Lucy.

“Vài tuần trước, mẹ và bố của Lucy đã mang một chiếc máy tính mới về nhà. Lucy kêu lên “Điều này thật tuyệt!”. Lucy sử dụng máy tính mọi lúc. Nhưng không phải ai cũng hài lòng về máy tính mới của Lucy.

Lucy không biết điều đó, nhưng các công cụ viết của cô cảm thấy buồn và vô dụng. Một ngày nọ khi cô ở trường, họ có một cuộc họp khẩn cấp.

“Lucy đã không sử dụng chúng tôi trong nhiều tuần!”, Bút đánh dấu đã khóc.
“Chúng ta có thể yêu cầu được sử dụng?”, Bút chì màu hỏi.
“Không, đó là thô lỗ. Nhưng, chúng tôi có thể nhắc nhở cô ấy rằng chúng tôi tuyệt vời như thế nào”, Bút chì nói.
“Đúng! Hãy nhắc cô ấy”, tất cả đồng ý.

Sau giờ học, ngay khi Lucy bước qua cửa, cô lấy một ly nước trái cây và đi ngay vào máy tính của mình. Cô đã phải viết một báo cáo về các loài chim. Các công cụ viết đã xem và chờ đợi. Khi Lucy đã hoàn thành, cô ấy đã in báo cáo của mình.

Đêm đó các công cụ viết đã bận rộn. Họ đã làm việc cùng nhau để tạo ra một bức tranh cho Lucy. Những cây bút chì đã làm một bản phác thảo. Các cây bút đánh dấu đã vẽ những con chim trên cây. Những cây bút chì màu đã vẽ mặt trời trên bầu trời xanh.

Ngày hôm sau là thứ bảy. Lucy thức dậy muộn. Sau đó, cô đi lấy báo cáo của mình. Lucy thở dốc. Cô không thể tin vào mắt mình!

“Ai đã vẽ bức tranh tuyệt vời này?”, Lucy hỏi Bố mẹ cô.
Bố mẹ cô cười và nói: “Con biết câu trả lời cho điều đó! Đừng đùa nữa! Con đã vẽ bức tranh tuyệt vời đó.”
Điều đó khiến Lucy nghĩ rằng cô ước mình đã vẽ nó. “Đó là niềm vui để vẽ”, cô ấy nói.

Lucy treo bức tranh trong phòng. Sau đó, cô ấy lấy ra bút chì, bút màu và bút đánh dấu. “Tôi sẽ vẽ hình ảnh cho báo cáo của tôi,” cô nói. Lucy và bút chì, bút màu, bút đánh dấu đã làm việc cùng nhau. Họ đã vẽ một bức tranh tuyệt vời. Từ hôm đó, Lucy cứ vẽ. Và các công cụ viết cảm thấy hạnh phúc và hữu ích!

Qua câu chuyện của Lucy, Wonders đặt ra câu hỏi cho học sinh: “Làm thế nào mà các công cụ viết của Lucy phối hợp với nhau để trở nên hữu ích trở lại?”. Và yêu cầu học sinh “Viết một lá thư về máy tính và các công cụ. Chỉ cho Lucy có thể sử dụng tất cả chúng”.

Hoạt hình dạy học sinh cách so sánh và đối chiếu

– Viết bài luận: “Không bao giờ để trẻ viết về một chủ đề theo cách mà nó vốn có” là quan niệm của NXB McGraw-Hill. Vì vậy, Wonders biến việc viết lách của trẻ trở thành thú vui mà trẻ mong chờ mỗi ngày. Giáo trình thiết kế các chủ đề để khuyến khích học sinh tự viết một câu chuyện dưới nhiều quan điểm, nhiều khía cạnh.

Wonders dẫn học sinh đến với lĩnh vực khoa học phát minh với chủ đề: “Bạn biết gì về phát minh? Hãy nói về nó? Làm thế nào để bạn sử dụng phát minh này?”.

Wonders dẫn chứng về các ý tưởng mới đồng thời đưa học sinh gặp Tomotaka Takahashi, một nhà phát minh Robot. Học sinh sẽ hiểu được cách làm thế nào mà Takahashi bắt đầu?

“Ông Takahashi sinh ra ở Nhật Bản vào năm 1975. Khi còn nhỏ, ông chơi với các khối. Ông đã sử dụng trí tưởng tượng của mình để tạo ra tất cả các loại hình dạng và hình khối khác nhau. Sau đó, ông đọc truyện tranh về một người máy tên là cậu bé Astro. Robot trông giống như một đứa trẻ thực sự. Takahashi muốn chế tạo Robot giống như vậy.

Tìm hiểu về Robot: Năm 1999, Takahashi bắt đầu nghiên cứu Robot. Ông tham gia các lớp học để tìm hiểu cách Robot di chuyển. Các Robot cong chân khi nó đi bộ. Takahashi nghĩ rằng nó không đúng. Con người không đi như thế.

Sau đó Takahashi có một ý tưởng. Ông đã tạo ra một Robot tốt hơn. Nó không uốn cong chân khi nó bước đi. Nó di chuyển giống như con người hơn.

Làm robot tốt hơn: Năm 2003, Takahashi bắt đầu công ty riêng của mình. Ông đã tạo ra nhiều Robot. Một con Robot ngắn leo lên một vách đá bằng một sợi dây. Một Robot lớn hơn nâng một chiếc xe bằng cánh tay của nó. Một Robot khác đi một chiếc xe đạp trong 24 giờ.

Takahashi bắt đầu đưa Robot của mình vào các cuộc thi. Ông đã tạo ra 3 Robot cho một cuộc đua thể thao ở Hawaii vào năm 2011. Robot đầu tiên phải bơi. Robot thứ hai phải đi xe đạp. Các Robot thứ ba phải chạy. Các Robot đã phải làm những nhiệm vụ này trong một tuần!

Đối với cuộc đua, có rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Takahashi làm cho Robot bơi không thấm nước. Ông ta chế tạo cho nó cánh tay như vậy để giúp nó bơi nhanh hơn. Robot khác đã có thể đi xe đạp của mình trong 100 dặm mà không vi phạm. Các Robot thứ ba chạy 26 dặm!

Takahashi sẽ phát minh gì tiếp theo? Robot của anh ấy sẽ bay và bay cao như Astro Boy chứ?
Đó sẽ là những Robot tốt nhất của anh ấy chứ? Chúng tôi chỉ có thể đoán. Chúng ta phải chờ xem.

Tomotaka Takahashi chắc chắn một điều. Robot của anh ấy sẽ làm nhiều hơn nữa!”

Kết thúc câu chuyện về nhà phát minh Takahashi, Wonder kết nối đến học sinh “Bạn muốn phát minh ra loại Robot nào?”. Và yêu cầu học sinh viết bài luận nhỏ bàn về “Điều gì làm nên một nhà phát minh giỏi?”.

Đối với học sinh lớp 1, Wonder sẽ để học sinh làm quen với cách viết những bài luận nhỏ với các chủ đề gần gũi với cuộc sống xung quanh của trẻ trước khi đạt được những yêu cầu cao hơn về bài luận ở các lớp học kế tiếp.

3. Trải nghiệm văn hóa quốc tế 

Mục tiêu của bộ giáo trình Wonders không chỉ là phát triển kỹ năng tiếng Anh cho học sinh như người bản xứ, tăng sự tự tin khi giao tiếp, mà còn giúp các em trưởng thành hơn trong cuộc sống bằng cách đưa vào bài học những câu chuyện, trải nghiệm văn hóa quốc tế và các vấn đề khoa học, lịch sử, sinh vật, môi trường, văn hóa, kiến trúc thế giới…Bởi trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, việc am hiểu về nhiều vấn đề sẽ giúp học sinh dễ dàng hội nhập với thế giới. Đồng thời, đây cũng là một trong những hướng tiếp cận tự nhiên và tạo hứng thú giúp các em dễ dàng tiếp thu, trau dồi ngôn ngữ.

– Khám phá thế giới sinh vật: Ở phần học này, học sinh không chỉ làm quen với thế giới sinh vật đa dạng thông qua hình ảnh, video mà còn bổ sung cho mình kiến thức, sổ tay từ vựng liên quan đến động vật, thực vật, côn trùng…

– Những phát minh vĩ đại và cách biến một ý tưởng mới thành hiện thực: Đây chắc chắn sẽ là phần học mang đến nhiều thú vị cho các em. Với những từ vựng về phát minh, khoa học, công nghệ và giải pháp, cùng với những cụm từ so sánh, đối chiếu tương lai và quá khứ được cung cấp trong bài học giúp các em trau dồi vốn từ, sử dụng từ ngữ đúng với tình huống.

– Tìm hiểu văn hóa, lễ hội thế giới: Với bài học cung cấp những kiến thức về nguồn gốc của các lễ hội và phong tục tập quán trên khắp thế giới, các em được trau dồi thêm vốn từ vựng cũng như những ngữ pháp thường dùng cho các ngày kỷ niệm, lễ hội lớn… Đây thực sự là một bài học bổ ích có thể giúp học sinh tiếp cận với nền văn hóa thế giới và thêm yêu mến, tự hào về nền văn hóa Việt Nam.

– Tìm hiểu cuộc sống, cộng đồng quanh ta: Ở bài học này, chương trình Wonders giới thiệu tới học sinh các từ và cụm từ liên quan tới cuộc sống và cộng đồng quanh ta, giúp các em làm giàu vốn từ vựng cũng như hiểu biết về trường học, nơi mình sống, thú nuôi, cách kết bạn, các tòa nhà, việc làm, bản đồ… Điều này là nền tảng giúp các em làm quen và hòa nhập với cuộc sống hiện đại dễ dàng hơn.

– Học cách bảo vệ môi trường: Wonders hướng học sinh tìm hiểu một trong những vấn đề nóng bỏng nhất hiện nay thông qua học tiếng Anh. Học sinh được nâng cao vốn từ vựng về ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, các biện pháp bảo vệ môi trường, biện pháp, giải pháp bảo vệ môi trường từ những việc nhỏ tưởng chừng như rất đơn giản. Bên cạnh đó, các em rèn luyện được tư duy phản biện và giải quyết vấn đề, biết cách sử dụng những từ ngữ, ngữ pháp mình đã học một cách hiệu quả để kêu gọi mọi người cùng chung tay cải thiện và bảo vệ cuộc sống của chúng ta thêm tốt đẹp và trong lành hơn.

– Khám phá kỳ quan thế giới: Đến với bài học về kỳ quan thế giới, các em không chỉ khám phá hoạt động và những kỳ quan tuyệt vời trên thế giới, mà còn bổ sung thêm những từ vựng liên quan đến du lịch… từ đó vận dụng làm ra một mẫu quảng cáo thật thú vị giới thiệu một địa điểm, kỳ quan tuyệt vời nào đó mà các em thích.

4. Rèn luyện kỹ năng học tập, kỹ năng mềm thế kỷ 21

Wonders không đơn thuần dạy học sinh nói thêm một ngôn ngữ tiếng Anh mà còn rèn luyện cho các em tư duy phản biện, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng thuyết trình, hùng biện.

– Tư duy phản biện (Critical thinking): Wonders cung cấp các hoạt động hàng ngày theo các chủ đề để học sinh tìm ra giải pháp khác cho các vấn đề, khuyến khích các em hỏi câu hỏi mở thay vì câu hỏi đóng.

Kỹ năng làm việc nhóm (Collaboration): Wonders thiết kế các dự án để học sinh cùng hợp tác từ lúc bắt đầu đến khi ý tưởng hoàn thành. Qua đó, các em sẽ học được kỹ năng lắng nghe ý kiến người khác, khả năng trình bày cho người nghe mà không có lỗi giao tiếp.

Kỹ năng giao tiếp (Communication): Khuyến khích học sinh đưa ra ý tưởng của bản thân qua lời nói một cách hiệu quả.

 

Thông tin liên hệ

ĐĂNG KÝ TÌM HIỂU THÔNG TIN VIETSCHOOL

Nhà trường sẽ phản hồi Quý phụ huynh trong 24h. Xin cảm ơn!